Địa lý Biển_Bắc

Biển Bắc được giới hạn bởi quần đảo Orkney và các bờ biển đông của AnhScotland ở phía tây[1] và miền bắc và trung của châu Âu lục địa về phía đông và nam gồm Na Uy, Đan Mạch, Đức, Hà Lan, Bỉ, và Pháp.[2] Ở phía tây nam, bên cạnh eo biển Dover, eo biển Manche liên kết biển Bắc với Đại Tây Dương.[1][2] Ở phía đông, nó nối với biển Baltic qua các eo biển hẹp SkagerrakKattegat,[2] giữa Đan Mạch với Na Uy và Thụy Điển.[1] Ở phía bắc nó có ranh giới với quần đảo Shetland, và thông với biển Na Uy.[1][3]

Nó dài hơn 970 kilômét (600 dặm) và rộng 580 kilômét (360 dặm), và có diện tích 750.000 kilômét vuông (290.000 dặm vuông Anh) và thể tích 94.000 kilômét khối (23.000 cu mi).[4] Xung quanh các rìa biển Bắc là các đảo và quần đảo có kích thước đáng kể như Shetland, Orkney, và quần đảo Frisia.[2] Biển Bắc được cung cấp nước ngọt từ nhiều lưu vực thuộc châu Âu lục địa cũng như từ quần đảo Anh. Một phần lớn lưu vực châu Âu đổ vào biển Bắc cũng như đổ vào biển Baltic. Các sông lớn có ảnh hưởng quan trọng đối với biển Bắc là ElbeRhineMeuse.[5] Có khoảng 185 triệu người sống trong lưu vực của những sông đổ vào biển Bắc bao gồm một số khu vực công nghiệp hóa cao.[6]

Các đặc điểm chính

Hầu hết các phần của biển Bắc nằm trên thềm lục địa châu Âu với độ sâu 90 mét (300 ft).[1][7] Chỉ ngoại trừ duy nhất là rãnh Na Uy kéo dài song song với bờ biển Na Uy từ Oslo đến khu vực phía bắc của Bergen.[1] Nó rộng 20 và 30 kilômét (12 và 19 dặm)[1] và sâu tối đa 725 mét (2.379 ft).[7]

Dogger Bank, một moraine rộng lớn, hay là tích tụ các mảnh vụn từ băng chưa được cố kết, cao 15 đến 30 m bên dưới bề mặt.[8][9] Địa hình này là một địa điểm câu cá tốt nhất của biển Bắc.[1] Long FortiesBroad Fourteens là những khu vực rộng lớn ở độ sâu 73 và 26 m. Các cấu trúc này và các cấu trúc khác nữa làm cho biển Bắc đặc biệt nguy hiểm đối với hàng hải,[10] nhưng đã được giảm thiểu bằng hệ thống định vị vệ tinh.[11] Devil's Hole nằm cách phía đông của Dundee, Scotland 200 dặm (320 km), là một chuỗi các rãnh bất đối xứng dài 20 và 30 kilômét (12 và 19 dặm), rộng 1 và 2 kilômét (0,62 và 1,24 dặm) và có độ sâu lên đến 230 mét (750 ft).[12]

Thủy văn

Các dòng hải lưu chính chảy trong biển Bắc

Nhiệt độ và độ mặn

Nhiệt độ trung bình vào mùa hè là 17 °C (63 °F) và 6 °C (43 °F) vào mùa đông.[4] Nhiệt độ trung bình có xu hướng cao hơn kể từ năm 1988, và được cho là ảnh hưởng của sự biến đổi khí hậu.[13][14] Nhiệt độ không khí trong tháng 1 trung bình giữa 0 đến 4 °C (32 đến 39 °F) và tháng 7 giữa 13 đến 18 °C (55 đến 64 °F). Các tháng mùa đông thường có bão và gió giật.[1]

Độ mặn trung bình từ 34 đến 35 g/l.[4] Độ mặn dao động cao nhất ở những nơi có dòng nước ngọt chảy vào như ở các cửa sông Rhine và Elbe, từ biển Baltic và dọc theo bờ biển Na Uy.[15]

Tuần hoàn nước và thủy triều

Các dòng chảy tuần hoàn nước trong biển Bắc chảy theo hướng ngược chiều kim đồng hồ dọc theo các rìa.[16]

Biển Bắc là một phần của Đại Tây Dương tiếp nhận phần lớn hải lưu từ vùng biển mở ở tây bắc, và một phần nhỏ hơn từ dòng hải lưu ấm qua eo biển Manche. Các dòng thủy triều này tạo nên thủy triều dọc theo bờ biển Na Uy.[17] Các dòng hải lưu trên mặt và dưới sâu di chuyển theo nhiều hướng khác nhau. Các khối nước mặt ven bờ có độ mặn thấp chảy ra ngoài khơi xa, và các dòng nước sâu hơn, nặng hơn chảy về phía bờ.[18]

Biển Bắc nằm trên thềm lục địa có các dạng sóng khác với sóng ở những vùng nước biển sâu. Khi vào bờ, tốc độ sóng giảm và biên độ sóng được tăng lên. Ở biển Bắc có 2 điểm amphidromos và điểm không hoàn toàn thứ 3.[19][20] Trong biển Bắc, sự khác biệt thủy triều trung bình về biên độ sóng là 0 đến 8 mét (0 đến 26 ft).[4]

Thủy triều Kelvin của Đại Tây Dương là sóng bán nhật triều chuyển động về phía bắc. Một phần năng lượng sóng này chuyển qua eo biển Manche vào biển Bắc. Sóng tiếp tục di chuyển về phía bắc trong Đại Tây Dương, và khi đến đầu mút phía bắc của Đảo Anh, sóng Kelvin chuyển hướng sang đông và nam và một lần nữa trở vào biển Bắc.[21]

Bờ biển

Bờ biển biển Bắc thuộc Đức

Các bờ biển phía đông và tây của biển Bắc có dạng lởm chởm, được hình thành bởi quá trình đóng băng trong suốt thời kỳ băng hà. Các đường bờ biển chạy dọc theo phần thuộc đầu tận cùng phía nam bị phủ bởi các trầm tích băng hà.[1] Các núi thuộc Na Uy cắm xuống phía biển tạo ra các vịnh hẹp, sâu và các quần đảo. phía nam Stavanger, bờ biển ít lồi lõm hơn, số lượng các hòn đảo ít hơn.[1] Bờ biển phía đông Scottland cũng tương tự, mặc dù ít nghiêm trọng hơn phía Na Uy. Từ đông bắc Anh, các vách đá trở nên thấp hơn và được cấu tạo bởi các trầm tích băng hà có sức kháng thấp hơn nên dễ bị xâm thực vì vậy các bờ biển có dạng các đường đồng mức tròn hơn.[22][23] Ở Hà Lan, Bỉ và đông Anh (East Anglia) vùng ven biển thấp và có dạng địa hình đầm lầy.[1] Bờ đông và đông nam của biển Bắc (biển Wadden) có các đường bờ biển được cấu tạo chủ yếu là cát và thẳng dọc theo dòng chảy dài dọc bờ, đặc biệt dọc theo Bỉ và Đan Mạch.[24]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Biển_Bắc http://www.mumm.ac.be/EN/NorthSea/fishing.php http://www.naturalsciences.be/active/sciencenews/a... http://translate.google.ca/translate?hl=en&sl=de&u... http://geography.about.com/od/specificplacesofinte... http://www.allwondersoftheworld.com/seven-modern-w... http://www.basf.com/group/corporate/en/content/new... http://dsc.discovery.com/news/2006/05/03/norwaydin... http://www.economic-observer.com/August07/article5... http://www.ens-newswire.com/ens/nov2008/2008-11-05... http://books.google.com/?id=0I6BNSgx3_cC&pg=RA1-PA...